NGƯỜI MẸ
( Bài viết này xin
gởi tặng đến những người mẹ
mất con, những người con mất mẹ trong
những ngày loạn lạc cách đây đúng 31 năm
ở miền nam Việt Nam )
Trong tất cả t́nh cảm của
con người, không t́nh cảm nào hơn t́nh Mẫu
tử. T́nh Mẫu tử nó thiêng liêng biết bao,
thuần khiết biết bao, vĩ đại biết
bao, bao la biết bao… t́nh cảm của người
mẹ đối với con hoàn toàn không nghĩ
đến một mục đích nào khác. Người xưa nói :
Mẹ nuôi con biển hồ
lai láng,
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
Câu nói này nói đến người mẹ khi nuôi
con hoàn toàn không nghĩ đến công lao, không nghĩ
đến đáp đền, c̣n người con th́ tính
toán, so đo.
Sau bao tháng ngày bụng mang dạ chữa, nếu
gia cảnh không dư giă, người mẹ khi mang thai
vẫn phải đi làm kiếm tiền. Rồi đi
làm về với bao vất vả c̣n phải lo cơm
nước, giặt giũ, quét dọn. Với
những khổ nhọc đó, có bao giờ ai nghe
đến lời kêu than của người mẹ
không? Không hề! Khi được nghe
tiếng khóc chào đời, được nh́n
thấy khuôn mặt bầu bỉnh của đứa
con mà ḿnh mang nặng đẻ đau th́ chắc
chắn bao nhiêu đau đớn, bao nhiêu mệt
nhọc của người mẹ đều tan
biến.
Khi đứa con bắt đầu biết
lật, biết ngồi, biết cười biết
nói bi bô. Rồi biết đi những bước
chập chững, và người mẹ phải đi
theo khi đứa con bắt đầu tập đi
một ḿnh, bắt đầu biết chạy.
Những niềm vui khôn tả, những nụ
cười vui tươi rạng ngời của
người che lấp những nỗi nhọc
nhằn, mệt mỏi.
Vào những đêm đứa con bị bệnh
sốt, ho, thử hỏi có người mẹ nào
ngủ được không? chốc chốc lại
sờ trán, lại thăm nhiệt độ và t́m cách
hạ nhiệt với đôi mắt lo sợ không
biết khi nào đứa con hết bệnh. Khi
đứa con không ăn th́ người mẹ cũng
bỏ ăn và t́m mọi cách dỗ dành mong muốn cho
con ăn nhiều hơn, được chóng lớn.
Sau những ngày đầu tiên dắt con đến
trường, rồi đến những ngày vui
mừng khi thấy thành tích biểu của con
đạt điểm khá, được Thầy Cô
khen. Rồi tốt nghiệp trung học, thi vào
đại học…
Trong những ngày mưa gió, những đêm
lạnh lẽo, và đặc biệt những tháng ngày
giặc giă loạn lạc, mỗi lần đứa
con ham chơi về nhà trễ, h́nh ảnh người
mẹ đứng bên khung của cứ dơi mắt nh́n
ra ngoài ngơ, nét mặt đầy vẻ lo âu và buồn
bă. Đứng chờ cho đến khi trời sụp
tối, không biết đứa con yêu quư có bị
chuyện ǵ không…
Cũng như ở các nước Âu Mỹ, ngày
nay ở Việt Nam con cái lập gia đ́nh thích ở
riêng một khi có điều kiện. Không thích ở với cha
mẹ không hẳn là không hiếu thảo, nhưng ít
nhiều không có con cái ở cạnh trong những
đêm mưa băo buồn bă, nhất là những đêm
đau bệnh cô đơn th́ cảm giác của
những bà mẹ sẽ như thế nào…? Một ngày nào đó
đứa con chợt nhận ra người mẹ tóc
đă điểm bạc, lưng đă oằn
xuống sau những năm tháng vất vả tảo
tần. Dáng mẹ đă
không c̣n lanh lẹ như thuở nào và bệnh tật
thường xuyên xâm lấn tấm thân yếu ớt
của mẹ:
Khi mẹ ẵm con, mẹ con
cùng cười,
Khi con ẵm mẹ, mẹ con
cùng khóc.
Hàng ngày vẫn nh́n thấy mẹ khỏe
mạnh vui tươi là nổi vui mừng khó tả
của đứa con. Nhưng đứa con vẫn
phải biết rằng người mẹ sẽ không
c̣n hiện hữu trên cơi đời được bao
lâu nữa. Việc mang niềm vui đến cho
người mẹ là một nghĩa vụ đáng
tự hào mà không phải ai cũng có được.
Vấn đề làm sao đứa con phải làm tṛn
vai tṛ đó, v́ khi đứa con “ đầu óc tiến
bộ ”, “tư duy
cởi mở ”, “kiến thức bao la ”, “ chữ
nghĩa đầy ḿnh ”sẽ có thể chê trách
những người mẹ ăn nói lôi thôi, kém hiểu
biết, thiếu tế nhị, không thông hiểu xă
hội thượng tầng…
Đương nhiên việc mang lại niềm
vui cho mẹ cũng có cả việc cho thêm tiền tiêu
vặt, tặng quà, mua đồ ăn ngon, dẫn
đi du lịch … với môt tấm ḷng hoàn toàn không
nghĩ đến một lợi ích nào cả.
Đến một ngày nào đó người mẹ
rời xa đứa con, rời xa cuộc đời
đă hoàn tất phận sự của một
người mẹ, th́
đứa con cảm thấy không ân hận v́ đă báo
trả ḷng hiếu thảo,
dù không biết khi nào mới đủ, nhưng
cũng tạm đủ cho lương tâm thanh
thản. Lúc đó người mẹ không cần
một đám tang ŕnh rang, hoành tráng, long trọng
khắp khu phố, hoặc cúng kiếng mâm đồ
ăn đầy ứ để tỏ ḷng “hiếu
thảo”. V́ lúc đó người mẹ có c̣n nhận
được ǵ nữa đâu ? người mẹ có
c̣n nh́n thấy ǵ nữa đâu? Có c̣n cảm nhận được ǵ
nữa đâu?
Vương
Vĩnh Hiệp 王永協 <photo>
Nha Trang, Việt Nam, 30/04/2006
|